Ý nghĩa của Mâm ngũ quả ngày Tết cổ truyền

22 Tháng Giêng 20148:17 CH(Xem: 25176)

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết

Mâm ngũ quả ngày Tết có ý nghĩa bao trùm là thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, thể hiện lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên. Mâm ngũ quả cúng ngày Tết cũng là yếu tố thể hiện thành quả làm việc của một năm. Ngoài ra, tùy ở những góc độ mâm ngũ quả còn có các ý nghĩa khác.

am-thuc-viet-nam-mam-trai-cay-ngu-qua-7

Có rất nhiều cách bày mầm ngũ quả đẹp và hợp phong thủy.

Mâm ngũ quả ngày Tếtgồm 5 loại quả có 5 màu sắc khác nhau. Con số 5 thể hiện ước muốn của người Việt Nam mới sẽ đạt ngũ phúc lâm môn: Phú, quý, thọ, khang, ninh. 5 màu sắc thể hiện ý nghĩa nguồn của cải năm phương đưa về kính lên tổ tiên. Như nải chuối có màu xanh tượng trưng Đông phương, quả bưởi có màu vàng tượng trưng Trung phương, quả hồng có màu đỏ tượng trưng Nam phương, quả lê có màu trắng tượng trưng Tây phương và một loại quả có màu sẫm khác tượng trưng Bắc phương. Năm màu sắc này cũng tượng trưng ngũ hành trong vũ trụ là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Con số 5 trong mâm ngũ quả còn thể hiện lịch sử tín ngưỡng dân tộc. Ví dụ, đạo Phật có ngũ giới, tức 5 điều quy định của đạo Phật. Đạo Lão với ngũ hành. Đạo Khổng là ngũ thường. Nguyên nhân chọn ngũ quả thay vì chọn các yếu tố khác bởi người xưa quan niệm hoa quả có nhiều hạt, múi, chùm. Điều này thể hiện mong ước sang năm mới sẽ sinh sôi phát triển cả trong sản xuất lẫn cuộc đời.

am-thuc-viet-nam-mam-trai-cay-ngu-qua-5

Số chẵn và lẻ

Hiện nay mâm ngũ quả cũng được bày biện phù hợp với tùy từng địa phương với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng. Ví dụ, mâm ngũ quả của người Bắc bao giờ cũng có nải chuối – thể hiện sự che chở của đất trời cho con người. Nhưng người Nam lại cho rằng từ chuối có âm đọc chệch nghe giống từ “chúi”, thể hiện sự đi xuống, không ngẩng lên được.

Người Nam cũng không trưng quả cam bởi câu “quýt làm cam chịu”. Mâm ngũ quả của người Nam thường có các loại quả mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài (là những loại quả có âm khi đọc chệch nghe như câu “cầu sung vừa đủ xài), thêm 3 trái thơm làm chân đế thể hiện sự vững vàng. Trong khi đó, với người Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày trên mâm ngũ quả, kể cả quả ớt, miễn sao đẹp mắt là được.

Ngày nay, do trái cây phong phú, nhiều loại, con cháu muốn thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, tổ tiên, đồng thời cũng thể hiện tính trình bày thẩm mỹ, nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn. Người ta không câu nệ cứng nhắc là 5 quả nữa mà có thể bày đến 8, 9 hay thậm chí 10 quả, không kén chọn số chẵn hay lẻ. Và dù có bày nhiều hơn nhưng người ta vẫn gọi là mâm ngũ quả.

Nhưng với các ý nghĩa trên nên khi bày mâm ngũ quả, người ta có những quy ước dân gian. Ví dụ, mâm ngũ quả chỉ bày quả, không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì. Số lượng trên mâm ngũ quả chỉ tính loại, không tính quả. Ví dụ, chuối chỉ cần một nải mà không quan tâm số lượng là 15 hay 16 quả.

Cách bày mâm ngũ quả ngày tết

Chuẩn bị:

Chuối xanh

Là loại quả chiếm vị trí quan trọng trong cách bày trí mâm ngũ quả. Chuối gần gũi với người dân Việt, đặc biệt với người dân miền Bắc, sự có mặt của lọai quả này không thể thiếu trong những ngày Tết.

Màu xanh của chuối biểu tượng cho mùa xuân, sự tinh túy của đất trời, mang ý nghĩa che chở bao bọc.

Phật thủ (bưởi )

Được đặt ở giữa mâm ngũ quả, loại quả này mang ý nghĩa cầu mong trời phật ban lộc, ban sự may mắn bình an nhân thế.

Đủ đủ, sung

Đây là hai thứ quả mà mọi người luôn muốn đặt lên bàn thờ gia tiên vào những ngày Tết, với mong muốn sự sung túc, đầy đủ sẽ đến với gia đình mình và tránh được sự khó khăn, bần hàn.

Cam, quýt chín, hồng, mận…

Mỗi loại quả tượng trưng cho các mùa khác nhau. Điều đó thể hiện sự mong muốn suốt năm gia đình sẽ được no đủ và hạnh phúc.

am-thuc-viet-nam-mam-trai-cay-ngu-qua

Mâm ngũ quả ngày tết

Cách bày mâm ngũ quả:

Quả bưởi thường được “ôm” trong “vòng tay” của nải chuối, xung quanh là hồng, quýt , đào mận, sung đan xen vào nhau tạo thành hình tháp… Và mâm ngũ quả sẽ ý nghĩa nhất nếu có đầy đủ những loại quả tượng trưng cho mỗi điều mong ước khác nhau, tượng trưng cho trời đất và các mùa trong năm

Để bày biện mâm ngũ quả đẹp mắt cũng tốn khá nhiều thời gian với nhiều người. Với kinh nghiệm cũng như quan niệm của cha ông ta thì nên bày những loại quả to nhất, thể hiện ý nghĩa nhiều nhất ở giữa như chuối, đu đủ, dưa hấu, dứa, hay dừa sẽ dễ dàng bày những loại quả xung quanh hơn.

Cách bày mâm ngũ quả miền bắc

am-thuc-viet-nam-mam-trai-cay-ngu-qua-15

Mâm ngũ quả miền bắc ngày tết


Cách bày mâm ngũ quả miền Bắc nè!

Chuẩn bị: Chuối, bưởi, đào, hồng, quýt.

Trình bày:Cách trình bày truyền thống sẽ là nải chuối được đặt dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các trái cây khác. Quả bưởi đặt giữa nải chuối, xung quanh là hồng, quýt, đào bày đan xen vào nhau.

Cách bày mâm ngũ quả miền Nam

am-thuc-viet-nam-mam-trai-cay-ngu-qua-11

Mâm ngũ quả miền Nam


Chuẩn bị:
Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung.

Trình bày:Người ta thường chọn ba loại quả có hình dáng to và trọng lượng nặng là đu đủ, dừa, xoài đặt lên mâm trước để lấy thế. Sau đó, bày những quả khác chèn lên, để tạo thành một ngọn tháp.

Chúc các bạn năm mới thành công và hạnh phúc!

Chú ý khi chọn trái cây bày mâm ngũ quả:

- Một số loại trái cây nên mua lúc còn xanh, để khi chưng không bị chín rục, thối: xoài, mãng cầu, đu đủ, hồng...

- Các loại trái nên mua chín: Bưởi, dừa, dưa hấu, vì đây là quả có vỏ cứng (hoặc vỏ dày), có khô đi ăn vẫn ngon. Nếu các mẹ mua quả chưa chín về chưng, vừa không đẹp, sau khi hạ mâm ngũ quả sau ngày cúng cũng không ăn được.

- Chọn quả còn cuống tươi (chứng tỏ quả còn mới, tươi), cành còn lá cũng đẹp hơn khi chưng, không chọn quả trầy, sẽ rất nhanh hỏng.

- Dùng khăn giấy lau sạch quả chứ không rửa: quả sẽ sớm bị héo hoặc thối nếu chỗ nào đọng nước.

- Dưa hấu: Bạn thử búng vào thân dưa, có tiếng nghe trầm chắc nịch là quả còn tươi, ngon.

am-thuc-viet-nam-mam-trai-cay-ngu-qua-14



Để cả nhà tham gia bày mâm ngũ quả:

Mâm ngũ quả tượng trưng cho sự đùm bọc, sung túc của gia đình. Và mẹ có thể thể hiện ngay điều đó trong ngày bày mâm ngũ quả. Bố có thể giúp dọn bàn, lau bàn, đi mua những quả nặng như dưa hấu, dừa, bưởi. Với bé, mẹ có thể nhờ bé dùng khăn giấy lau sạch quả để mẹ có thể bày thật đẹp. Khi làm việc này, mẹ nên mua thêm quả gì đó để cho bé ăn làm quà sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Thời điểm để mua quả và bày mâm ngũ quả:

Mâm ngũ quả cần có trước đêm 30 Tết, vì thế ngày tốt để bạn đi mua trái cây là 3 ngày trước Tết. Thời điểm này bạn có thể chọn được nhiều loại trái đẹp, ngon, chất lượng tốt. Nếu đi mua trái cây ngày 29 Tết hoặc chiều 30 Tết, bạn dễ gặp phải nguy cơ mua trái không đẹp, giá cả sẽ lên rất cao và không đủ trái để bày mâm ngũ quả như ý.

am-thuc-viet-nam-mam-trai-cay-ngu-qua-12


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn