Bánh tét, có nơi gọi là bánh đòn, là một loại bánh trong ẩm thực của cả người Kinh và một số dân tộc thiểu số ở miền Nam và miền Trung Việt Nam, là nét tương đồng của bánh chưng ở Miền Bắc về nguyên liệu, cách nấu, chỉ khác về hình dáng và sử dụng lá chuối để gói thay vì lá dong, nhưng cũng có nhiều bánh tét nhân chuối hay đậu đen. Vì vậy nó cũng được sử dụng nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc Việt Nam với vị trí không khác bánh chưng. | |
Nhờ có hương vị khá đặc trưng, mà thời gian gần đây đòn Bánh Tét Nam Bộ nói chung và Bánh Tét Trà Cuốn nói riêng đã vươn ra khỏi địa phương, theo các chuyến xe đò, khách du lịch và người dân Trà Vinh đi khắp các tỉnh miền Tây, TP.HCM, khắp các vùng lãnh thổ Việt Nam... Đặc biệt, nhờ bảo quản được lâu nên một số kiều bào còn mang cả đòn Bánh Tét ra các nước bạn. Vì vậy, Bánh Tét Nam Bộ ngày nay hiện diện quanh năm chứ không phải chỉ xuất hiện vào những dịp lễ tết như ngày trước. Đòn Bánh Tét đã được xem là nét truyền thống văn hóa của người Việt Nam, mang hồn dân tộc ra ngoài thế giới. | |
Nguyên liệu: 1kg nếp ngon | |
Thực hiện: Đậu xanh ngâm 4 tiếng, rửa sạch rồi cho vào nồi, đổ nước ngập mặt đậu rồi nấu với lửa nhỏ cho đậu chín đều. Có một số gia đình thích gói bánh với đậu sống thì chỉ cần ngâm nước và đãi vỏ rồi để ráo đậu thôi. Khi luộc bánh thì đậu cũng vừa chín tới. Khi đậu chín đều thì tắt bếp, thêm 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường vào khuấy chung với đậu cho đều. Chờ đậu nguội. Trong thời gian chờ đậu chín thì bạn cắt miếng thịt ra thành những dải bằng nhau, thường thì gói bánh tét người ta thường dùng mỡ, hoặc thịt ba chỉ là ngon nhất, bạn nào thích ăn mỡ thì dùng mỡ nhé. Ướp thịt với 1 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa cà phê hạt tiêu cùng vài củ hành tím bằm nhuyễn trong khoảng 30 phút cho thịt thấm đều. Còn nếu bạn dùng mỡ thì sau khi ướp bạn phơi nắng cho mỡ trong thì bánh nhìn sẽ ngon hơn. Cắt mỗi lòng đỏ trứng muối ra làm bốn phần. | |
Rau ngót xay ra, lọc lấy nước. Nếp ngâm qua đêm, cho ra rổ để ráo nước khoảng 10 phút rồi đổ vào một cái thau và rót lọc nước rau ngót vào chung. Thêm 1 thìa canh muối vào trộn đều, để 5 phút và trộn tiếp giúp màu xanh của rau ngót quyện chung với nếp. Trộn nhẹ để nếp không bị vỡ. Chia nếp ra làm 5 phần bằng nhau rồi tiếp tục chia mỗi phần ra làm 2 phần lớn và 1 phần nhỏ. Chuẩn bị gói bánh bạn cần có lá chuối to đã được rửa và lau sạch, giấy bạc mình dùng trong gói bánh mục đích là cho nước khi nấu bánh sẽ không lọt vào bên trong, bánh chắc, ngon và để được lâu; ngoài ra giấy bạc còn giữ nhiệt cho bánh chín nhanh. Thường bánh tét dùng dây lạt để cột bánh nhưng ở đây mình không có lạt nên dùng dây nilon. Lựa 1 miếng lá chuối trải ra, gân lá chuối phía ngoài. Đổ 1 phần nếp lớn đã chia lên trên lá chuối. Dàn nếp đều ra và đặt phần nhân đã làm sẵn lên trên. Phủ 1 phần nếp lớn nữa trên. | |
Hoặc chúng ta có thể cuộn nhân thành 1 khối để khi gói bánh được dễ dàng hơn. Nắm 2 bên chiếc lá gấp lại, lưu ý là phần mép 2 lá chuối phải chênh nhau. Gấp phần mép lá phía trên xuống. Gấp chặt rồi lăn nhẹ cho nếp chạy đều thân bánh. Dùng 1 dây buộc ngang ở chính giữa cuộn bánh, bạn buộc thắt nút theo dạng có thể rút dây được nhé! | |
Nhẹ nhàng bẻ gập phần góc chiếc bánh dựng đứng lên, lúc này bạn đổ ½ phần nếp nhỏ đã chia vào bánh để phần đầu bánh cũng có nếp đều. Sau đó bẻ góc cạnh cho bánh và lật ngược đầu kia làm tương tự. Dùng một phần lá chuối che phần đầu bánh. Dùng dây buộc lại rồi làm tương tự bọc lá cho đầu bánh còn lại. | |
Sau khi buộc xong thì đòn bánh của bạn đã dần được định hình rồi. Cầm sợi dây chính giữa đòn bánh, lăn nhẹ cho nếp trong bánh chạy đều trong đòn bánh. Dùng 1 dây dài buộc dọc theo đòn bánh và buộc chéo sợi dây ở các đầu bánh. | |
Sau đó cột dây để giữ được hình dáng của bánh | |
Nấu bánh: Bánh Tét phải luôn được nấu ngập trong nước, thời gian nấu tùy và kích cỡ bánh nhưng thông thường từ 6 – 8 giờ. Khi nấu phần vỏ bánh sẽ bị hồ hóa. Nhiệt độ nấu nằm trong khoảng 90 – 100oC, đây là khoảng nhiệt độ hồ hóa tốt của tinh bột, các hạt nếp sẽ hút nước mạnh, trương nở mềm ra, tăng độ nhớt, dẻo. Nước cung cấp cho quá trình hồ hóa này là do nước có trong hạt nếp sau khi ngâm, nước từ thịt tiết ra và một ít nước thấm từ bên ngoài vào. Ở nhiệt độ cao phần nhân thịt trong bánh sẽ biến tính, protein thịt khi biến tính sẽ tách nước, phần nước này có các acid amin hòa tan trong đó khi ngấm vào bột đậu xanh và nếp sẽ làm tăng thêm hương vị cho bánh. Nấu bánh còn có tác dụng diệt các loại vi sinh vật dưới tác dụng của nhiệt độ cao giúp bánh có khả năng bảo quản trong thời gian dài. | |
Nấu bánh: Bánh Tét phải luôn được nấu ngập trong nước, thời gian nấu tùy và kích cỡ bánh nhưng thông thường từ 6 – 8 giờ. Khi nấu phần vỏ bánh sẽ bị hồ hóa. Nhiệt độ nấu nằm trong khoảng 90 – 100oC, đây là khoảng nhiệt độ hồ hóa tốt của tinh bột, các hạt nếp sẽ hút nước mạnh, trương nở mềm ra, tăng độ nhớt, dẻo. Nước cung cấp cho quá trình hồ hóa này là do nước có trong hạt nếp sau khi ngâm, nước từ thịt tiết ra và một ít nước thấm từ bên ngoài vào. Ở nhiệt độ cao phần nhân thịt trong bánh sẽ biến tính, protein thịt khi biến tính sẽ tách nước, phần nước này có các acid amin hòa tan trong đó khi ngấm vào bột đậu xanh và nếp sẽ làm tăng thêm hương vị cho bánh. Nấu bánh còn có tác dụng diệt các loại vi sinh vật dưới tác dụng của nhiệt độ cao giúp bánh có khả năng bảo quản trong thời gian dài. Khi ăn bánh tét, người ta dùng dao sắc cắt ngang đòn bánh thành từng khoanh rồi lột vỏ và dây cột bánh để ăn, nhưng cũng thường thấy cách bóc vỏ từ từ và dùng dây lạt buộc bánh để cắt bánh thành từng lát mỏng, tước vỏ đến đâu cắt bánh đến đó. Tay trái cầm bánh, tay phải cầm một đầu lạt và đầu còn lại cắn vào miệng, khoanh tròn lạt quanh bánh đã tước vỏ và tét từng khoanh bánh đơm lên đĩa. | |
Ngoài ra bạn có thể chế biến thêm món Bánh Tét chiên vừa ngon, vừa dòn. | |
Ngày nay, nhiều nghệ nhân đã sáng tạo thêm nghệ thuật làm bánh tét chữ vẫn ngon nhưng lại rất đẹp mắt. | |
Đòn bánh tét bình thường nhẹ hều, sao có lúc lại nặng trĩu suy tư, tình cảm như vậy? Thưởng thức miếng bánh mà vỡ òa trong tâm trí ta hình ảnh của dòng sông, của tuổi thơ, của mẹ già cặm cụi bên nồi bánh tét. Hương vị bánh tét đã thấm vào da thịt, vào tâm trí của con người Việt Nam khó mà quên được. | |
Gửi ý kiến của bạn