Na (mãng cầu ta)
*Đặc tính cây trồng*
- Cây na cao cỡ 2–5 m, lá mọc xen ở hai hàng; hoa xanh, quả tròn có nhiều múi (thực ra mỗi múi là một quả), hạt trắng có màu nâu sậm. Hạt có chứa độc tố, có tính làm bỏng da và có thể trừ sâu bọ, chấy rận.
- Cây na trông từ 4-5 năm mới cho quả nên mới có thành ngữ : "Trẻ trồng na, già trồng chuối".
*Thành phần hóa học*
- Trong lá có một loại ancaloit vô định hình, không có glucozit.
*Công dụng*
- Lá na chữa sốt rét trong dân gian
- Hạt na tán nhỏ dùng trừ chấy, rận.
*Các giống na*
- Ở miền Bắc, quả na được phân thành hai loại là na dai và na bở dựa vào đặc tính của quả (sự liên kết giữa các múi với vỏ và giữa các múi với nhau).
- Na dai có ưu điểm ăn ngọt, để được lâu, không dễ nát, dễ bóc vỏ,[1] múi na nhằn dễ tróc ra khỏi hột và múi cũng dai hơn.[2] Quả na dai có vỏ mềm, màu xanh, thịt trắng lại ít hạt. Thêm vào đó, na dai được ưa chuộng hơn bởi mùi thơm và vị ngọt sắc nổi bật hơn so với na bở.[3]
- Huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) được coi là “vựa na” lớn nhất cả nước, nơi này có 2 khu vực trồng na nổi tiếng: na bở ở khu vực thị trấn Đồng Mỏ và na dai khu vực Đồng Bành.[1]
- Ở miền Nam có mãng cầu dai hay còn gọi là mãng cầu Cấp (mãng cầu Vũng Tàu). Mãng cầu dai chắc, nhiều thịt, ít hột, vỏ mỏng và ngọt hơn các loại mãng cầu khác. Những quả mãng cầu Cấp có vỏ xù xì, múi không đều, không mọng, nhưng có vị thơm và ngọt sắc.[4]
Gửi ý kiến của bạn